Những câu hỏi liên quan
Dan_hoang
Xem chi tiết
Mai Hiền
24 tháng 12 2020 lúc 10:06

Câu 1:

Trong máu, tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể là: Bạch cầu

Cơ chế hoạt động của bạch cầu: 

+ Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm.

+ Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.

 
Bình luận (6)
Mai Hiền
24 tháng 12 2020 lúc 10:09

Câu 2:

Một số bệnh ở đường hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Trồng nhiều cây xanh,

+ Không xả rác bừa bãi,

+ Không hút thuốc lá,

+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

Bình luận (0)
Mai Hiền
24 tháng 12 2020 lúc 10:15

Câu 3:

Một số bênh tim mạch phổ biến: Bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vàn, bệnh giãn cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, sa van hai lá (bệnh van tim), bệnh mạch vành, ...

Một số tác nhân gây hại cho hệ tuần hoàn:

Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho hệ tuần hoàn:

+ Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.

+ Do luyện tập thể thao quá sức

+ Sử dụng chất kích thích: rượu , bia , ma túy , thuốc lá ,...

+ Ăn nhiều thức ăn có hại cho tim mạch: mỡ động vật,..

+ Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim.

Biện pháp bảo vệ hệ tuần hoàn:

+ Hạn chế tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn. 

+ Không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, heroin, … 

+ Băng bó kịp thời các vết thương không để cơ thể mất nhiều máu. 

+ Khám bệnh định kì để phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các khuyết tật liên quan hệ tim mạch

+ Có đời sống tinh thần thoải mái, vui vẻ; tránh các cảm xúc âm tính. 

+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, bạch hầu. 

+ Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho hệ tim mạch: mỡ động vật, thức ăn quá mặn…

+ Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn bằng các hình thức thể dục thể thao, lao động, xoa bóp.

 

 
Bình luận (0)
Nguyen Ngọc Thủy
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
23 tháng 12 2020 lúc 18:36

Các tác nhân gây hại:

-Khói bụi

-Khí độc

-Vi khuẩn, virus

-Khí hậu khắc nghiệt

BIện pháp: 

-Đeo khẩu trang

-Không xả rác bừa bãi

-Vệ sinh hệ hô hấp sạch sẽ

-Giữ ấm cổ họng, cơ thể

Bình luận (2)
thắng bùi
Xem chi tiết
Nguyen Duc Chiên
23 tháng 12 2021 lúc 8:49

tham khảo 

1.

     - Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và chi.

  - Các khoang của cơ thể: khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách với nhau bằng cơ hoành.

 

2.

. Khái niệm hô hấp

Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Sự thở: trao đổi khí ở phổi với môi trường

+ Trao đổi khí ở phổi: CO2 từ máu vào tế bào phổi, O2 từ tế bào phổi vào máu

+ Trao đồi khí ở tế bào: O2 từ máu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu

Ý nghĩa của hô hấp: Cung cấp oxi cho tế bào tạo ATP cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể, thải caconic ra khỏi cơ thể

Các thực nghiệm khoa học ngày nay đã làm sáng tỏ cơ chế của hiện tượng trên : Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. Sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng trong cơ thể có liên quan với O2 và CO2 (sơ đồ sau).

Các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp (hình 21-4).

 

Bình luận (0)
Yến linh
Xem chi tiết
Đào Chí Thành
20 tháng 12 2020 lúc 19:46

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

Bình luận (0)
Kim Jisoo
20 tháng 12 2020 lúc 19:49

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại :

Trồng nhiều cây xanh 

Không xả rác bừa bãi 

Không hút thuốc lá ở nơi công cộng 

Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
20 tháng 12 2020 lúc 19:58

Các tác nhân gây hại hệ hô hấp là: bụi, các chất khí độc hại, các chất độc hại, các vi sinh vật gây bệnh.

Biện pháp: +Xây dựng môi trường trong sạch. Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp. Thường xuyên dọn vệ sinh. Không khạc nhổ bừa bãi. +Trồng nhiều cây xanh. +Không hút thuốc lá. +Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi.

Bình luận (0)
MrA Chăm Chỉ
Xem chi tiết
Vân Trường Phạm
27 tháng 12 2020 lúc 18:45

Các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp là:

tất cả các nguyên nhân làm tắc nghẽn đường thở đều làm gián đoạn hô hấp: ví dụ, chết đuối, mắc dị vật, ...

nguyên nhân làm tắc nghẽn đường thở còn có môi trường không có không khí để thở : thiếu O2 hoặc nhiều CO...

Các cách xử lí là:

-hà hơi thổi ngạt

-thở oxy

-thở máy

-mở ống nội khí quản

Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là:

Các tác nhân : bụi, khí độc, các chất độc (nicotin, nitrozamin...), các loại vi sinh vật gây hại...

Các bệnh về hô hấp thường gặp: ung thư phổi, viêm màng phổi, bụi phổi, viêm phổi, viêm đường hô hấp ...)

Các biện pháp:

- Trồng nhiều cây xanh

- Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh

- Không khạc nhổ bừa bãi

- Không hút thuốc, hạn chế dùng các thiết bị thải khí độc

- Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, khi đi đường

- Đảm bảo nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

 

Bình luận (2)
ひまわり(In my personal...
27 tháng 12 2020 lúc 18:52

Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp là: + các tai lạn trong công việc kỹ thuật ( như : điện giật , .... ) và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu khí O trong không khí.

- Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp:

- Trường hợp chết đuối: loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân (ở tư thế dốc ngược đầu)

- Trường hợp điện giật: tìm vị trí cầu dau hay công tắc điện để ngắt điện

- Trường hợp bị lâm vào môi trường thiếu khi để thở thì cần khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Duy Khang
17 tháng 1 2022 lúc 9:06

một khu rừng hình chữ nhật có chiều dài 3km và chiều rộng 2km . Hỏi diện tích của khu rừng dó bằng bao nhiêu ki -lô-mét vuông     toán tắt và lời giải

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cửu Nguyệt
Xem chi tiết
lạc lạc
22 tháng 11 2021 lúc 21:39

  - Nhờ sự hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

   - Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang.

   - Trao đổi khí ở tế bào gồm sự khuếch tán của CO2 từ máu vào tế bào và của CO2 từ tế bào vào máu.

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
22 tháng 11 2021 lúc 21:41

b)

- Các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ hô hấp của người:

+ Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin, ...

+ Các vi sinh vật gây bệnh.

- Các biện pháp hạn chế tác hại của các tác nhân nêu trên:

Biện pháp

Tác dụng

- Trồng nhiều cây xanh trên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện và nơi ở.

- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ O2 và CO2) theo hướng có lợi cho hô hấp.

- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc hại

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do các chất khí độc (NOx, SOx, CO, nicôtin,...)

- Xây dựng nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.

- Thường xuyên dọn vệ sinh.

- Không khạc nhổ bừa bãi.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do các vi sinh vật gây bệnh.

- Nên đeo khẩu trang khi đi ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh.

- Hạn chế ô nhiễm không khí do bụi.

Bình luận (0)
lạc lạc
22 tháng 11 2021 lúc 21:41

các không khí bị ô nhiễm 

các biện pháp vệ sinh hô hấpĐeo khẩu trang chống bụi. ...Vệ sinh mũi thường xuyên. ...Giữ ấm đường thở ...Uống nhiều nước. ...Dùng thiết bị lọc không khí tại nhà ...Tiêm phòng các vacxin phòng bệnh đường hô hấp. ...Ăn đủ chất dinh dưỡng. ...Luyện tập thể dục thường xuyên. 
Bình luận (0)
Đoàn Lâm Tuấn ANh
Xem chi tiết
Đông Hải
16 tháng 12 2021 lúc 18:54

Bụi , khói 

Đeo khẩu trang chống bụi.

...Vệ sinh mũi thường xuyên. .

.. Uống nhiều nước. ...

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
16 tháng 12 2021 lúc 18:55

Tác nhân gây hại hệ hô hấp:

-Khí thải

-Khói bụi

-v......v

Các biện pháp bảo vệ:

-Đeo khẩu trang thường xuyên

-Vệ sinh mũi thường xuyên

-v.......v...........

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Phúc
Xem chi tiết
Gia hân
10 tháng 12 2020 lúc 21:03

*Những tác hại do vi khuẩn gây ra cho hệ tiêu hóa: 

- Thiếu canxi (Ca) hoặc fluo (F), vi khuẩn lên men (nơi thức ăn còn dính lại) → răng bị hư hại

- Vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp niêm mạc → dạ dày, tá tràng bị viêm loét

- Các chất độc (thức ăn ôi thiu, vi khuẩn tả … kí sinh trùng amip tiết ra) → các đoạn ruột khác nhau bị nhiễm độc.

- Các loại vi khuẩn, virut kí sinh → viêm các tuyến tiêu hóa

Ví dụ: gan có thể bị xơ do viêm gan phát triển hay do TB gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc bị đầu độc bởi bia rượu …

- Giun sán sống kí sinh trong ruột → hoạt động tiêu hóa bị cản trở

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi

- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi

- Hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách

+ Ăn vội vàng, không nhai kĩ, ăn không đúng giờ, đúng bữa, ăn thức không hợp khẩu vị hay khẩu phần

+ Tinh thần lúc ăn không được vui vẻ, thoải mái

+ Sau khi ăn không được nghỉ ngơi

- Hoạt động thải phân cũng có thể gặp khó khăn do:

+ Ăn khẩu phần ăn không hợp lí: quá nhiều tinh bột và protein nhưng lại ít chất xơ

+ Ăn uống quá nhiều chất chát

 *Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả

- Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng

 

 

- Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa (ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn …)

 

- Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức

 

- Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn, sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để tiêu hóa được hiệu quả.

 

Bình luận (1)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 6 2019 lúc 16:48

- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau :

Giải bài 2 trang 112 sgk Sinh 8 | Để học tốt Sinh 8

   Giải thích : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

    + Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

    + Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.

    + Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

    + Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

 + Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

    Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.

Bình luận (0)